Lớp tôi
Này thím!!!Đăng kí đê
Mấy bạn Hai lúa nào không biết thì (Đăng kí) nó ở trên thanh menu (Đầu trang)đó
Lớp tôi
Này thím!!!Đăng kí đê
Mấy bạn Hai lúa nào không biết thì (Đăng kí) nó ở trên thanh menu (Đầu trang)đó
Lớp tôi
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Lớp tôi

NƠI GIAO LƯU, HỌC HỎI, CHAT CHIT VÀ....TÁN GÁI
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
[�] Hướng dẫn chế truyện troll đây. Wed Nov 28, 2012 8:58 am
[�] Kể về hình ảnh bà trog Bếp lửa' của Bằng Việt Wed Nov 07, 2012 12:07 pm
[�] Em hãy kể lại bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy Wed Nov 07, 2012 11:40 am
[�] Wh - questions, Gerund, To - infinitive Tue Nov 06, 2012 6:51 pm
[�] Gerund and Infinitive--unit 5 Tue Nov 06, 2012 6:44 pm
[�] Cach dung Photoscape Tue Nov 06, 2012 5:48 pm
[�] cách làm đô rê mon chế Mon Nov 05, 2012 9:25 pm
[�] Key Norton Internet Security 2012 Mon Nov 05, 2012 12:50 pm
[�] TLV số 3-Đề 4:Kể về cuộc gặp gỡ các anh bộ đội....nhân ngày 22/12....... Sun Nov 04, 2012 6:19 pm
[�] Đề 3 TLV số 3:Nhân dịp 20/11.....kể...kỉ niệm với thầy cô giáo cũ Sun Nov 04, 2012 6:04 pm
[�] Bài TLV số 3-Đề 2: Em hãy tưởng tượng mình gặp gỡ người lính lái xe trong tiểu đội xe không kính..... Sun Nov 04, 2012 6:00 pm
[�] Bài TLV số 3-Đề 1: Kể về 1 lần em trót đọc nhật kí của bạn Sun Nov 04, 2012 5:52 pm
[�] Phần mềm lịch sử địa lý Việt Nam Sun Nov 04, 2012 12:37 pm
[�] IDM full crack 2012 Sun Nov 04, 2012 12:32 pm
[�] Phần mềm hóa học của người Việt Sun Nov 04, 2012 12:07 pm
[�] Bí Kíp Quay Cóp ! Thu Nov 01, 2012 10:48 pm
[�] Thông tin thành viên Thu Nov 01, 2012 10:38 pm
[�] Mách teen cuối cấp ‘địa chỉ’ cất giữ kỉ niệm-Lưu giữ địa chỉ của lớp Thu Nov 01, 2012 9:37 pm
[�] Những điều cần làm để lưu giữ kỷ niệm trước khi ra trường Thu Nov 01, 2012 9:29 pm
[�] Phương pháp giải hệ phương trình Wed Oct 31, 2012 8:08 pm

____________________________________________________________________________
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Tôi có một người mẹ Spacer10
Tôi có một người mẹ Spacer10 Bài gửiThời gian: Tue Aug 14, 2012 11:18 am Tôi có một người mẹ Spacer10
#1
Tôi có một người mẹ Spacer10
Hoàng Tiến Nam
Hoàng Tiến Nam
STV-VÀNG
Hoàng Tiến Nam
104/10000
Tổng số bài gửi : 104
Join date : 05/07/2012
Age : 25
Đến từ : Vũng Tàu
Tôi có một người mẹ Empty Tôi có một người mẹ
Có nhiều lý do để một đứa trẻ lớn lên với cái tiếng không cha, khi chúng không hề biết mặt cha của mình. Có thể cha chúng mất trước khi chúng kịp lớn để có kí ức, có thể cha chúng ruồng rẫy mẹ con chúng, có thể cha chúng không hề biết đến sự tồn tại của chúng để có mặt trong cuộc đời với vai trò một người cha. Dù vì lý do nào thì chúng cũng vẫn là những đứa trẻ bất hạnh bởi tâm hồn non nớt, chưa đủ mạnh mẽ để chấp nhận những nghiệt ngã của cuộc đời. Tôi cũng là một đứa trẻ có một trớ trêu như thế, giống mà lại khác.

Tôi khác với tất cả những đứa trẻ không cha đó, tôi là một đứa trẻ không có mẹ. Ngay từ nhỏ tôi đã cảm thấy khái niệm đó thật lố bịch và buồn cười. Một người đàn ông có thể trải qua mười phút ngắn ngủi để có thể có một đứa con, nhưng một người đàn bà phải trải qua chín tháng mười ngày để đứa trẻ ấy được sinh ra. Suốt cả tuổi thơ, tôi chỉ dành thời gian dằn vặt trách móc và hỏi cha mình về người mẹ mà tôi chưa biết mặt đến mức khiến ông phát cáu. Những lúc ấy, ông thường trợn mắt lên một cách hung dữ, chỉ thẳng tay vào mặt tôi mà quát lên:
- Tao cấm mày hỏi về mẹ, nghe chưa?

Ban đầu tôi rụt ngay lại sợ hãi, tôi không hiểu tại sao cha của mình lại có thái độ giận dữ đến như thế, tôi cũng không biết việc hỏi về mẹ có gì xấu xa, tôi chỉ biết sợ. Nhưng nỗi sợ hãi ấy chẳng át được đi trí tò mò nhen nhóm trong tâm hồn một đứa trẻ bé dại, tôi vẫn cứ hỏi về một người mẹ mà đến ngay cả bức hình cũng chẳng có. Tôi đủ lớn và lỳ lợm để chẳng còn biết sợ những lời quát tháo, có lẽ tôi khao khát về mẹ mình hơn. Mỗi lần tôi hỏi, cha lại rút một cây que ở hàng rào làm roi và đánh đến khi tôi nín khóc và ngừng hỏi. Nhưng khi tôi nín khóc, cha lại bật khóc, những giọt nước mắt qua gò má hốc hác xanh xao.

Quê tôi nghèo, chỉ có những vùng đất đá vôi bạc màu với những trận lũ quét, mưa thối đất thối cát. Những ngọn đồi trọc trồng ngô với sắn mà tiết trời lạnh cắt da cắt thịt nên đàn lợn có nuôi mãi cũng chẳng lớn. Cái nghèo đeo bám cả làng, cả xã chẳng tha một ai, chẳng tha cho những bữa cơm nghèo chỉ có màu xanh lá, chẳng tha cho những mảnh áo rách vai và căn nhà dột nát. Cha dắt tôi rời khỏi miền đất nghèo, nơi mà tôi vẫn không quên hi vọng rằng mẹ sẽ trở về, để lên thành phố, nơi mà tôi cũng nuôi hi vọng sẽ được gặp mẹ, kiếm sống.

Căn phòng trọ nhỏ bé nhưng cũng đủ che kín mỗi lúc trời mưa được lát nền xi măng mát lạnh đẹp hơn hẳn nhà nền đất ở nhà. Mỗi sáng cha đi, khóa trái tôi ở trong nhà, đến trưa lại trở về vội vã mang cho tôi bữa trưa ít ỏi mà hai cha con cùng san sẻ. Tôi cười, cha cũng cười, những giọt mồ hôi trên trán cha lã chã cả vào những ngày giá lạnh.

Tôi lớn lên trong sự nghiêm khắc và kỉ luật của cha. Cha dạy tôi bằng những đòn roi và những lời quát tháo mắng mỏ. Tôi sợ cha, thương cha và ghét cha. Tôi hận cha vì số phận không có mẹ của mình. Tôi hận cuộc đời và tất cả. Tuổi thơ tôi cứ bị tổn thương tâm hồn đến hao mòn đi hóa thành thui chột mà chai sạn. Tôi trở nên lỳ lợm, và bất mãn. Tôi chỉ cần và khao khát duy nhất một thứ trên đời là mẹ, một hình ảnh lộng lẫy mơ hồ như vạt nắng le lói dưới đám mây trôi lãng đãng ngoài xa.

Tôi được đi học lớp một năm lên tám tuổi với những giấc mơ rằng sẽ thoát khỏi được cái nghèo, thoát khỏi lam lũ vất vả như nửa cuộc đời cha đã qua, có giấy bút, bảng và phấn. Ngày đầu tiên đi học trở về, tôi đã xé tập vở trắng tinh đầu tiên – tập vở đổi bằng mồ hôi cha đẫm áo và nguệch ngoạc vẽ về người mẹ trong trí tưởng tượng. Cha về, thấy nhà cửa bừa bãi, khuôn mặt cha lại bừng bừng tức giận. Tôi chẳng đọc được sự tức giận ấy trong mắt cha, chỉ thấy sự hân hoan vui sướng thích thú của mình. Tôi hồn nhiên đem hai bức tranh sán lại gần cha ngây ngô hỏi: “Con vẽ tặng cha này. Cha thấy đẹp không? Cha thích mẹ tóc ngắn hay tóc dài?”

Và tôi lại bị cha đánh. Nhưng những đòn roi ấy chẳng làm cho tôi hiểu được sự cực nhọc vất vả mà cha đang chịu đựng vì tôi, chẳng biết là cha đang vắt kiệt sức lực của cuộc đời mình chỉ để lo cho tôi, tất cả chỉ làm tôi ghét cha nhiều hơn. Đó là lần cuối cùng tôi hỏi về mẹ. Tôi giấu “mẹ” trong những bức tranh nguệch ngoạc và những lá thư vụng về mong mẹ về đón tôi đi trong cặp sách mà cha quá bận rộn để chẳng bao giờ động tới.

Lớp học của những đứa trẻ nhà quê lên thành phố theo cha mẹ kiếm sống như tôi chẳng quá khó chịu nhưng nó khiến tôi ngột ngạt. Tôi thường xuyên tham gia vào những vụ đánh đấm mà đáng lẽ không phải dành cho con gái, nhưng tôi lại thấy mình buộc phải tham gia. Chỉ bởi vì tôi là một đứa trẻ không có mẹ. Và tôi không chịu được sự bới móc chế giễu đó. Tôi đánh những đứa trẻ lấy đó để làm trò vui, nhưng lại đánh vào nỗi tổn thương của mình, đánh vào nỗi tổn thương của cha tôi.

Sau khi đánh nhau với bạn, tôi trở về nhà trong bộ dạng nhếch nhác bẩn thỉu lấm lem bùn đất. Tôi biết trước cha đang đợi tôi ở nhà với cây roi trên tay. Tôi không sợ đòn roi của cha. Tôi không sợ bất kì đứa trẻ nào xói vào nỗi đau của tôi không có mẹ. Tôi cứ thế lầm lũi về nhà trong bộ dạng bất cần như một đứa trẻ hư hỏng.

Cha ngồi đợi tôi ở mép giường, kê bằng hai tấm phản lớn bằng cánh cửa, chiếm hết ba phần tư căn phòng trọ với đôi mắt đỏ ngầu, khuôn mặt cha vẫn còn nguyên sự khắt khe dữ tợn như ngày đầu tiên cha đánh tôi. Vừa bước vào cửa, tôi bị cha quăng xấp giấy vào mặt. Thay vì lì lợm, tôi sợ hãi. Tôi biết cha đã phát hiện ra “mẹ” mà tôi giấu trong cặp sách. Tôi sợ hãi hơn khi cha không cầm roi trên tay và lao ra đánh tôi ngay như mọi lần. Cha chỉ im lặng, trừng trừng nhìn tôi không chớp mắt. Tôi rón rén cúi xuống, nhặt những tờ giấy mà tôi gọi là “mẹ” thì cha đứng phắt dậy như không còn kiềm được tức giận nữa. Cha quát lên:

-Vứt ngay những tờ giấy ấy đi
-Con không vứt. – Tôi gào lên, nước mắt vỡ ra từ đôi mắt của nỗi tuyệt vọng chất đầy.
-Có giỏi thì mày cút theo mẹ mày đi.

Cha nói rồi tiến đến phía tôi bằng hai bước chân, vớ lấy những tờ giấy trắng ấp ủ giấc mơ không tròn của tôi ra ngoài. Trời đổ mưa tầm tã, tôi giằng co với cha để giữ lại “mẹ” cho đến khi chính tôi cũng bị đẩy đi. Tôi ngã nhào ra đất, nền xi măng của mảnh sân nhỏ lạnh ngắt ướt sũng, khuôn mặt cha tôi mờ nhạt sau những hàng mưa táp vào mặt tôi lạnh rát. Tôi vùng chạy đi và gào khóc. Tôi gào khóc đua với ông trời để trút những giọt nước cay đắng cuối cùng xuống, để sấm sét rạch ngang những nỗi đau đớn trong lòng và tuổi thơ tôi rỗng không, nứt toác, hụt hẫng. Tôi không dám bỏ chạy đi xa, chỉ đứng ngay ngoài đầu đường và không ngừng khóc. Tôi ngửa mặt lên trời để nước mưa gột trôi đi nước mắt mình, mặc những người vội vã lao vun vút qua đường vẫn ngoái đầu nhìn lại tò mò, mặc những giọt nước mưa thấm vào da thịt tôi lạnh ngắt, mặc cha tôi dỗ dành để tôi xin lỗi, mặc cha tôi dùng những đòn roi để lôi bằng được tôi vào nhà.

Sự lì lợm của tôi không tạo ra phép màu, không làm được điều gì đặc biệt, chỉ làm tôi lên cơn sốt mê man và khó thở. Tôi thấy cha cuống lên cố ép tôi những viên thuốc màu trắng đắng ngắt, ép tôi ăn những thìa cháo mà không vào tới cổ họng đã trào ra. Tôi thấy cha đầm đìa nước mắt như đang chịu đựng chung sự đau đớn với tôi, cha phần hơn. Tôi bắt đầu lên cơn co giật đến mức nguy kịch.

Trong cơn mê man, tôi thấy mình nằm trên tấm ga trắng thơm tho, ngoài trời vẫn đổ mưa không dứt và tôi thấy mẹ tôi ngồi ngay cạnh bên. Tôi khóc, tôi cười, tôi đưa tay níu lấy mẹ. Khuôn mặt mẹ tôi đẹp với mái tóc dài buông xõa cùng mùi nước hoa hồng thơm thoang thoảng, móng tay sơn đỏ nhìn kiêu sa quý phái. Mẹ hiện ra trong giấc mơ tôi như hàng trăm ngàn lần tôi đã mơ, hiện hữu và đẹp như một cô tiên với bàn tay mát lạnh, nhưng lần này khác, vì lần này mẹ không cười mà mẹ khóc. Mẹ khóc đến ướt cả khuôn mặt tôi, để cho cha cũng đỏ hoe đôi mắt mà gạt tay mẹ ra khỏi bàn tay tôi dẫu mẹ cố níu lấy. Mẹ mua cho tôi chiếc váy voan xinh như nàng công chúa, cả đôi dép quai hậu ánh nhũ kim lấp lánh, cả nơ và kẹp tóc là những thứ từ lâu tôi mơ ước nhưng chẳng thể có được bao giờ, vì những giọt mồ hôi cha đã thấm đủ vào sự già nua trước tuổi của tôi để biết thương cha vất vả nghèo khó. Tôi yên bình nằm trong vòng tay mẹ cho đến khi thiếp đi.

Khi tôi tỉnh dậy, mẹ không còn ở đó, không có mùi hương nước hoa thoang thoảng và không còn bàn tay mát lạnh ở bên. Chỉ có cha tôi với khuôn mặt bơ phờ mệt mỏi ngồi bên giường mang vẻ sầu não và nửa phần tức giận. Tôi gọi cha, đánh thức ông giữa cơn gà gật ngủ đang nhìn vào khoảng trống với đôi mắt hoe đỏ.

-Cha, cha ơi. Con vừa mơ thấy mẹ. – Tôi reo lên như một đứa trẻ được quà đầy phấn khích dù sự ốm yếu kéo tôi xuống.

Cha quay lại nhìn tôi bằng cái nhìn khó hiểu khiến tôi hụt hẫng. Cha bỗng thở dài rồi quay đi, tôi chợt nhận ra phía sau lưng cha là chiếc kẹp tóc tôi đã có trong cơn mơ, sau đó là đôi dép quai hậu và chiếc váy voan mẹ đã mang tới.

Tôi cố vùng bật dậy để cha phản ứng với sự cứng đầu ngoan cố nơi tôi bằng sự giằng co quyết liệt. Tôi gào khóc mặc cho cha có cạy tay tôi ra khỏi những thứ đến từ cổ tích. Tôi tuột tay ra khỏi chúng rồi tuyệt vọng nhìn cha tôi xé tan chiếc váy trắng tinh ném ra ngoài cửa sổ khi bầu trời vẫn đổ cơn mưa tầm tã. Tôi nhoài theo cố níu giữ lại như cố níu giữ hình bóng mẹ tôi trong giấc mơ, như cố níu lấy những giọt nước mắt lăn dài trên má bởi sự tuyệt vọng. Tôi đánh mất đi niềm hạnh phúc nhỏ nhoi duy nhất của cuộc đời mình, đánh mất đi sự bù đắp duy nhất cho tuổi thơ là sự tổn thương hụt hẫng, đánh mất tất cả, chỉ còn lại ký ức về mẹ tôi là khoảnh khắc ngắn ngủi trong giấc mơ.

Tôi biết mình có một người mẹ. Tôi hạnh phúc vì biết mình là một đứa trẻ bình thường, không phải là đứa trẻ không có mẹ như cha đã cố áp đặt và gieo vào suy nghĩ non nớt của tôi. Tôi tin và đợi mẹ sẽ quay trở lại, đẹp đẽ như một cô tiên trong mộng, chỉ thỏa ước mơ và khao khát vụng dại. Nhưng xen lẫn giữa những hạnh phúc ấy là khổ đau không nói nổi thành lời, cũng chỉ vì biết mình có một người mẹ. Mẹ còn sống, mẹ biết đến sự tồn tại của tôi, mẹ biết nơi tôi đang ở nhưng mẹ đã để tôi sống mà không biết mặt mẹ. Tôi đợi mẹ trở về chỉ để hỏi mẹ lý do, rồi tôi sẽ để mẹ đi, tôi tự nhủ thế.

Nhưng mẹ đã không bao giờ quay trở lại nữa, hoặc là tôi không dám chắc mẹ có quay trở lại hay không. Ngay khi tôi xuất viện, cha lại dắt tôi về vùng quê nghèo với đất đai bạc màu và những nương sắn, những con lợn không chịu lớn, xập xệ dột nát và những bữa cơm chỉ có màu xanh. Tôi đã cố vẫy vùng chạy thoát trước khi đoàn tàu chuyển bánh trên đường ray nhưng tôi không thể, cha đã giữ tôi lại, như cái cách mà cha luôn giữ tôi lại khỏi những giấc mơ là niềm an ủi mong manh đầy hão huyền.

Tôi đợi mẹ. Một năm. Hai năm. Sự chờ đợi nhạt dần.
Năm năm. Bảy năm. Mẹ không về.
Và tôi không bao giờ đợi mẹ nữa. Nhưng tôi chưa bao giờ quên mẹ trong tâm trí mình.

Tôi bắt đầu lớn từ việc bắt chước làm những việc của người lớn, những việc mà đáng lẽ một người mẹ phải làm cho gia đình. Tôi bắt đầu lớn từ suy nghĩ rằng mình đã là một người lớn, để thôi nhõng nhẽo trẻ con mà mơ về mẹ, để biết thương cha đã hi sinh cả đời vì mình. Tôi bắt đầu lớn từ việc chấp nhận việc “không có mẹ” là chuyện bình thường, và cố chứng minh “không có mẹ” cha con tôi vẫn sống rất tốt.

Tôi sớm biết lo toan cho cuộc sống, chia sẻ những gánh nặng cùng cha bằng đủ những việc làm kiếm miếng cơm manh áo. Trong tôi chỉ còn lại duy nhất một thứ tình cảm đó là yêu thương và biết ơn cha, có hi vọng cũng là hi vọng cho cha, có ước mơ cũng là ước mơ cho cha…

Cha tôi mất vào một ngày trời mưa tầm tã như những trận mưa tầm tã khác mà cả bầu trời như sụp đổ dưới chân tôi. Tôi gào khóc mà như nhiều lần gào khóc mà chẳng có ai quát mắng hay dùng roi vọt để nâng đỡ tôi dậy. Tôi cứ chới với hụt hẫng để tay mình tuột khỏi tay cha mà chẳng thể níu giữ lại như là tôi chẳng níu giữ được gì cho cuộc đời mình bằng đôi bàn tay bé nhỏ và tuổi thơ đầy vụng dại. Tôi cần mẹ để bù đắp cho tôi những thiếu thốn, nhưng không có mẹ, tôi chỉ thiếu thốn, còn không có cha, tôi lại mất đi cả một bầu trời. Tôi thôi không còn thèm nghe tiếng mẹ ru hời ầu ơ, không còn mơ về bàn tay mát lạnh sơn móng tay màu đỏ mang mùi hương nước hoa thoang thoảng. Tôi thèm nghe tiếng cha quát tháo, thèm những đòn roi, thèm được ngửi mùi mồ hôi cha trên vai áo sờn rách. Tôi thèm được nhìn nụ cười của cha khi tôi ăn, thèm nhìn nước mắt cha khi tôi khóc. Và tôi không còn gì cả ngoài một con đường xa tít tắp, rộng thênh thang đơn lẻ một mình. Không còn kỉ luật hà khắc của cha và những giấc mơ sa sỉ về mẹ. Dù vậy, tôi không phải là một đứa trẻ không cha, chỉ là cha không còn. Nhưng tôi không chắc mình có phải là một đứa trẻ có mẹ hay không, vì mẹ tôi luôn còn đó, đâu đó trong cuộc đời này.

Đôi lúc tôi vẫn mơ thấy hình bóng cha trong giấc mơ, gà gật ngủ trong những lúc mệt mỏi. Mơ thấy cha đánh tôi. Tôi cười. Đôi khi mơ thấy mẹ hát ru ầu ơ tôi. Tôi khóc.

Sau khi cha mất, những câu chuyện vụn vặt về cuộc đời cha qua những người hàng xóm thân thiết được chắp vá lại, tuy chẳng vẹn nguyên nhưng hiện ra rõ ràng con đường gian truân gập ghềnh mà đâu đó có bóng hình mẹ tôi. Mẹ bị cha đánh đuổi khỏi nhà vì những lời đồn thổi, miệng lưỡi cay nghiệt của người đời về quan hệ bất chính giữa mẹ và người đàn ông buôn lái ở miền xuôi lên. Chẳng ai có bằng chứng hay một lần bắt gặp nhưng những tin đồn đủ làm cho cha không chịu nổi, dẫu mẹ thề độc, mẹ quỳ xuống van xin, cha vẫn đuổi mẹ đi. Và mẹ đi mãi, không bao giờ về nữa hay có về, cũng không về để đối diện với tôi hay không được phép đối diện với tôi.

Tôi mải miết đi trên đường đời, đôi lúc thoáng giật mình bởi mùi hương hoa thoang thoảng, mái tóc dài uốn lọn xoăn hay những ngón tay sơn màu đỏ. Tôi giật mình thảng thốt để thấy lạnh lẽo như giấc mơ khao khát mẹ của kí ức ùa về. Tôi vẫn nhớ mẹ và cần có mẹ cũng như nhớ cha và cần có cha.

Đôi khi những viễn cảnh xa rời thực tế là ước mơ đau xót đến lạnh lòng lặp đi lặp lại lại có thể xảy ra trong đời thực, dù chẳng đẹp như mơ. Tôi gặp lại mẹ vào một ngày trời nổi bão, tôi trú mưa bên đường. Sự gặp lại tình cờ và đơn giản tới mức tôi không sao có thể tưởng tượng nổi hoặc là tôi không dám tưởng tượng mọi chuyện lại đơn giản đến thế. Đơn giản chỉ là mẹ ghé vào mái hiên ấy và bắt gặp cái nhìn ngỡ ngàng của tôi. Mẹ không có mái tóc dài xõa mà thay vào đó là mái tóc đốm bạc, vai áo rách bạc màu mang mùi mồ hôi mặn mòi của sự nghèo khó, bàn tay thô ráp những vết chai sạn do nhặt phế liệu. Tôi nhìn mẹ, mẹ nhìn tôi, cả thế giới xung quanh biến đi trong tầm mắt, mọi âm thanh trở nên vỡ vụn, vô nghĩa, mọi cảm giác tan chảy, toàn thân tôi và mẹ bất động, chỉ có dòng nước mắt chảy dài trên gò má.

Con gái kéo tay tôi hỏi:
-Mẹ quen bà ấy à?
-Không. – Tôi đáp và thoáng thấy sự đổ vỡ, nét đau khổ trên gương mặt mẹ. – Đó là mẹ của mẹ.

Giọt nước mắt mẹ vỡ òa, mẹ nhìn tôi, còn nguyên nét đau đớn nhưng yếu đuối hơn như lý trí và sự cứng rắn đã hoàn toàn đổ sụp xuống. Mẹ thấm vội giọt nước mắt rồi ngoảnh mặt đi để tôi không nhìn thấy. Con gái tôi đung đưa cánh tay rồi tiếp tục hỏi:
-Mẹ có mẹ hả mẹ?
Tôi gạt nước mắt, cố nói lớn để mẹ nghe thấy mà như khẳng định với chính bản thân mình:
-Phải. Mẹ có một người mẹ.

Ngoài trời cơn mưa tầm tã như trút những dòng nước xối xả xuống cõi lòng tôi lạnh buốt. Tôi không còn gào khóc níu với những thứ đã tuột khỏi bàn tay mình một cách vô vọng. Tôi đã là một người mẹ và tôi đủ lớn, đủ cứng cáp, khôn lớn để có thể thấm nhuần được một đạo lý, một tình cảm thiêng liêng sâu sắc rằng tôi có một người mẹ, là mẹ duy nhất không bao giờ có thể thay thế của tôi.
Trả lời chủ đề này
Tôi có một người mẹ Spacer10 Tôi có một người mẹ Spacer10
Chủ đề trước Chủ đề tiếp theoTrang 1 trong tổng số 1 trang
Tôi có một người mẹ Spacer10
Tôi có một người mẹ Spacer10 Tôi có một người mẹ Tôi có một người mẹ Spacer10
Tôi có một người mẹ Pt0110
Tôi có một người mẹ Spacer10
arrow

Lưu ý khi post comment:

  • Không "bóc tem" topic
  • Dùng lời lẽ có văn hoá và lịch sự
  • Xem trang FAQs trước khi hỏi
Bạn không có quyền trả lời bài viết

HTML đang Đóng
BBCode đang Mở
Hình vui đang Mở
Tôi có một người mẹ Spacer10 Tôi có một người mẹ Spacer10