Lớp tôi
Này thím!!!Đăng kí đê
Mấy bạn Hai lúa nào không biết thì (Đăng kí) nó ở trên thanh menu (Đầu trang)đó
Lớp tôi
Này thím!!!Đăng kí đê
Mấy bạn Hai lúa nào không biết thì (Đăng kí) nó ở trên thanh menu (Đầu trang)đó
Lớp tôi
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Lớp tôi

NƠI GIAO LƯU, HỌC HỎI, CHAT CHIT VÀ....TÁN GÁI
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
[�] Hướng dẫn chế truyện troll đây. Wed Nov 28, 2012 8:58 am
[�] Kể về hình ảnh bà trog Bếp lửa' của Bằng Việt Wed Nov 07, 2012 12:07 pm
[�] Em hãy kể lại bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy Wed Nov 07, 2012 11:40 am
[�] Wh - questions, Gerund, To - infinitive Tue Nov 06, 2012 6:51 pm
[�] Gerund and Infinitive--unit 5 Tue Nov 06, 2012 6:44 pm
[�] Cach dung Photoscape Tue Nov 06, 2012 5:48 pm
[�] cách làm đô rê mon chế Mon Nov 05, 2012 9:25 pm
[�] Key Norton Internet Security 2012 Mon Nov 05, 2012 12:50 pm
[�] TLV số 3-Đề 4:Kể về cuộc gặp gỡ các anh bộ đội....nhân ngày 22/12....... Sun Nov 04, 2012 6:19 pm
[�] Đề 3 TLV số 3:Nhân dịp 20/11.....kể...kỉ niệm với thầy cô giáo cũ Sun Nov 04, 2012 6:04 pm
[�] Bài TLV số 3-Đề 2: Em hãy tưởng tượng mình gặp gỡ người lính lái xe trong tiểu đội xe không kính..... Sun Nov 04, 2012 6:00 pm
[�] Bài TLV số 3-Đề 1: Kể về 1 lần em trót đọc nhật kí của bạn Sun Nov 04, 2012 5:52 pm
[�] Phần mềm lịch sử địa lý Việt Nam Sun Nov 04, 2012 12:37 pm
[�] IDM full crack 2012 Sun Nov 04, 2012 12:32 pm
[�] Phần mềm hóa học của người Việt Sun Nov 04, 2012 12:07 pm
[�] Bí Kíp Quay Cóp ! Thu Nov 01, 2012 10:48 pm
[�] Thông tin thành viên Thu Nov 01, 2012 10:38 pm
[�] Mách teen cuối cấp ‘địa chỉ’ cất giữ kỉ niệm-Lưu giữ địa chỉ của lớp Thu Nov 01, 2012 9:37 pm
[�] Những điều cần làm để lưu giữ kỷ niệm trước khi ra trường Thu Nov 01, 2012 9:29 pm
[�] Phương pháp giải hệ phương trình Wed Oct 31, 2012 8:08 pm

____________________________________________________________________________
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Bố cục trong nhiếp ảnh Spacer10
Bố cục trong nhiếp ảnh Spacer10 Bài gửiThời gian: Thu Oct 25, 2012 3:20 pm Bố cục trong nhiếp ảnh Spacer10
#1
Bố cục trong nhiếp ảnh Spacer10
seulphototer
seulphototer
1/10000
Tổng số bài gửi : 1
Join date : 25/10/2012
Bố cục trong nhiếp ảnh Empty Bố cục trong nhiếp ảnh
dfgh.kfk djt. jkrlyjtj hd,jn ,tu,, xktk
Ai trong chúng ta cũng đều thích cái đẹp và hơn thế nữa chúng ta đều muốn mình tạo ra cái đẹp. Và một tác phẩm ưng ý, một tác phẩm đẹp là ước muốn không chỉ của các nhiếp ảnh gia mà của mọi người khi cầm máy ảnh để chụp ảnh.

Để trở thành một nhiếp ảnh gia với các bức ảnh để đời quả lá khó, nhưng để có được những bức ảnh đẹp thì cũng không khó lắm nếu ta nắm được các nguyên tắc nhiếp ảnh cơ bản nhất.

Xin giới thiệu với các bạn bố cục cơ bản trong nhiếp ảnh. Các nhiếp ảnh gia, nhà báo... trước khi có những tấm ảnh đẹp, để đời thì chắc chắn trong đầu họ cái bố cụ này đã nằm sẵn từ lúc nào.

Mời bác bạn xem tấm hình sau:
Bố cục trong nhiếp ảnh Bcna-1


Bố cục trong nhiếp ảnh Bcna-2
Quan sát hình trên ta thấy:

Hai dòng kẻ dọc và ngang chia hình thành 3 phần bằng nhau và gặp nhau tại 4 điểm.

Trong nhiếp ảnh ta gọi 4 đường đó là 4 đường mạnh và 4 điểm đó là 4 điểm mạnh. Hai đường nằm ngang còn gọi là hai đường chân trời.

Trong khi chụp hình người chụp phải cố gắng đưa chủ đề cần chụp vào gần hoặc trùng các đường mạnh, điểm mạnh trên.

Đây là bố cục căn bản nhất, bất cứ người chụp ảnh nào cũng cần phải ghi nhớ trong đầu để mỗi khi nhìn, ngắm chụp đều lôi ra để áp dụng.

Và dĩ nhiên là trong cả hội họa, điện ảnh, kiến trúc thì đây cũng là bố cục cơ bản nhất.

ví dụ:
Bố cục trong nhiếp ảnh Bcna-3

Ngoài ra ta còn gọi hai đường ngang là hai đường chân trời. Khi chụp ảnh phong cảnh có đường chân trời thì ta đặt đường chân trời nằm gần hoặc ngay tại hai đường trên tùy ý đồ thể hiện của ta.

Ví dụ: Khi muốn thể hiện sự bao la của bầu trời, thì ta chọn đường dưới là đường chân trời.
Bố cục trong nhiếp ảnh Bcna-4
Rule of Thirds (quy tắc 1/3) là một nguyên tắc căn bản rất cần thiết khi sắp xếp chủ thể trong ảnh của bạn dù đó là hình chụp ngang hay đứng. Quy tắc này cho thấy rằng khi bạn đặt chủ thể của bạn nơi các đường kẻ giao nhau thì tạo điểm nhấn mạnh cho chủ thễ hơn là đặt tại trung tâm của ảnh; và đường chân trời nằm ở phần trên của 1/3 hay là dưới thường làm cho ảnh phong cảnh có ý nghĩa tốt hơn và ý nghĩa hơn. Đối với hình chân dung (portraits) cũng thế, cách đặt gương mặt của chủ thể qua đường giao nhau có thể làm cho khuôn mặt cuốn hút hơn là để ngay chính giữa.

Hình #1
Bố cục trong nhiếp ảnh 2011126133724-rule%20of%20thirds%201
Ảnh trên là một ví dụ cụ thể theo quy tắc 1/3. Bạn chú ý sẽ thấy khuôn mặt của chủ thể nằm ngay giao điểm nơi hảng kẻ giao nhau, và đường chân trời nằm ở phần trên của 1/3 dọc theo chiều ngang của ảnh. Thêm một điểm nữa là khoảng không gian trước mặt có đủ để tầm nhìn của chủ thể hướng vào “ bên trong” ảnh tạo nên sự quân bình cho bức ảnh này.

Hinh #2
Bố cục trong nhiếp ảnh 2011126133725-rule%20of%20thirds%202
Còn đây là một ví dụ kinh điển nữa của Rule of Thirds (quy tắc 1/3). Hai người (chủ thể ảnh) đang bước đi trên "con đường tình ta đi" được đặt nơi đường giao nhau của quy tắc 1/3 bên trái. Phong cách xếp đặt cũ rích phải không bạn, nhưng nó vẫn làm cho ảnh này quân bằng và lôi cuốn hơn là đặt chủ thể nằm ngay trung tâm ảnh đúng không ạ. Nhiều người cho rằng ta không cần thiết phải theo cái quy tắc này làm gì!!!! Trên thực tế, thời nay có rất nhiều máy ảnh được cài đặt chế độ Rules of Thirds ngay trong máy trên màn hình LCD để giúp người chụp ảnh xử dụng dễ dàng quy tắc này; nghiễm ra thì nếu Rules of Thirds không quan trọng thì chẳng việc gì các hãng chế tạo máy ảnh lại phải phí công gài đặt nó trong máy ảnh.

Trên kia chúng ta nói về những ảnh ngang, bây giờ chúng ta xem một ví dụ của một ảnh đứng (hình #3). Trong ảnh này đường chân trời và ngôi nhà được đặt nằm theo quy tắc 1/3 (Rule of Thirds) ở bên trên. Khi chọn lựa nơi đặt đường chân trời chúng ta nên dành không gian lớn hơn cho những gì ta cảm thấy quan trọng đối với ảnh. Trong ảnh này chủ thể được chọn là đám cỏ dại màu đỏ làm điểm nhấn của đồng cỏ nên đường chân trời được đặt nằm ở phía trên của ảnh.

Hình #3
Bố cục trong nhiếp ảnh 2011126133725-rule%20of%20thirds%203
Nếu bạn có một bầu trời hoàng hôn tuyệt đẹp, thì tất nhiên bạn sẽ muốn đặt đường chân trời của bạn ở sâu bên dưới (hình #4) để tôn vẻ đẹp của bầu trời trong ảnh lên. Để tạo sự mạnh mẽ cho điểm nhấn của ảnh, đường chân trời thường được đặt cao hẳn ở trên hay thấp hẳn ở dưới. Vì nếu đường chân trời mạnh mà bạn đặt nằm ở ngay chính giữa, ảnh của bạn khi nhìn vào sẽ tạo cho người xem cảm giác như ảnh bị cắt đôi (hình #5). Nhưng cũng không cần thiết phải luôn luôn áp đặt quy tắc 1/3 (Rule of Thirds) cho đường chân trời của ảnh, mà hãy tự xem xét từng hoàn cảnh không cảnh của ảnh bạn chụp, ví dụ như khung cảnh không có gì đặc biệt của một ngày trời u ám hoặc một bầu trời trắng xóa không áng mây.

Hình #4
Bố cục trong nhiếp ảnh 2011126133725-rule%20of%20thirds%204
Bố cục trong nhiếp ảnh 2011126133725-rule%20of%20thirds%205
Và bây giờ chúng tôi muốn nói với bạn một điều cũng không kém phần quan trọng, đó là bạn không nhất thiết phải tuân theo qui tắc 1/3 mới có được ảnh tốt hoặc xuất sắc; mà hãy dùng những quy tắc tiêu chuẩn này để thể hiên mình qua những sáng tạo của bạn. Vì trên thực tế tất cả chúng ta chụp ảnh không có cùng một phong cách, chính vì thế ảnh của chúng ta mới đa dạng và phong phú hơn, thú vị hơn; cũng như món phở của Việt Nam ta khởi đầu đâu có đa dạng và phong phú như ngày nay. Hình ví dụ dưới đây là một ảnh không theo quy tắc 1/3, nhưng vẫn tạo cảm giá thú vị phải không bạn???

Hình #6
Bố cục trong nhiếp ảnh 2011126133725-rule%20of%20thirds%206
Trả lời chủ đề này
Bố cục trong nhiếp ảnh Spacer10 Bố cục trong nhiếp ảnh Spacer10
Chủ đề trước Chủ đề tiếp theoTrang 1 trong tổng số 1 trang
Bố cục trong nhiếp ảnh Spacer10
Bố cục trong nhiếp ảnh Spacer10 Bố cục trong nhiếp ảnh Bố cục trong nhiếp ảnh Spacer10
Bố cục trong nhiếp ảnh Pt0110
Bố cục trong nhiếp ảnh Spacer10
arrow

Lưu ý khi post comment:

  • Không "bóc tem" topic
  • Dùng lời lẽ có văn hoá và lịch sự
  • Xem trang FAQs trước khi hỏi
Bạn không có quyền trả lời bài viết

HTML đang Đóng
BBCode đang Mở
Hình vui đang Mở
Bố cục trong nhiếp ảnh Spacer10 Bố cục trong nhiếp ảnh Spacer10